Mã tài liệu: 127951
Số trang: 131
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Địa lý
Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống. Rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của con người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại châu Âu, đánh dấu một xu hướng mới trong việc khai thác tái tạo tài nguyên rừng. Khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có hệ thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay khi mà sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đang trở có xu hướng gia tăng, các hiện tượng thất thường của tự nhiên ngày càng khó kiểm soát, thì vai trò của rừng và các hoạt động liên quan đến rừng ngày càng thu hút được sự chú ý không chỉ của từng người dân có cuộc sống gắn bó với rừng mà còn đối với cả các nhà quản lý, nhà kinh tế, nhà chính trị và xã hội…Tuy , thấy được vai trò của rừng là rất to lớn, song chúng ta mới chỉ chú ý ở khía cạnh khai thác mà chưa biết kết hợp với việc phát triển kinh tế làm cho mục đích bảo vệ rừng trở nên khó thực hiện, các hoạt động khai thác trái phép vẫn diễn ra. Chỉ có gắn bảo vệ rừng gắn với khai thác sử dụng rừng hợp lý sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công mục đích kép này.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động khai thác hợp lí và bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả quan trọng, các nước này còn thực hiện các chương trình tài trợ cho các quốc gia đang phát triển để bảo vệ và duy trì vốn rừng. Tuy nhiên, ở các đang phát triển, do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đã dẫn đến việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, làm cho rừng bị suy giảm nhanh chóng cả về diện tích và chất lượng. Chỉ tính riêng trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 17 triệu ha rừng, trong đó có tới 11 triệu ha rừng nhiệt đới ẩm thường xanh - những khu rừng giàu có bậc nhất trên hành tinh và hậu quả quả là chính con người phải gánh chịu không phải là trong tương lai xa mà ngay ở hiện tại với việc gia tăng nhanh chóng các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, hiện tượng băng tan, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hâu…làm cho con người trở nên khó thích nghi hơn, nhiều dịch bệnh xuất hiện với cường độ và nhịp độ tăng.
Con người là một thực thế của tự nhiên, mọi hoạt động của con người đều có liên quan tới tự nhiên và chịu tác động của tự nhiên. Các thành phần của tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, khi một thành phần bị thay đổi nó sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và của toàn bộ hệ sinh thái. Chúng ta thấy hàng loại các hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng đã và đang diễn ra. Do vây, hơn bao giờ hết chúng ta phải bắt tay ngay vào việc bảo vệ và phát triển rừng dù là chưa quá muộn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí lâm nghiệp
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng,thực trạng phát triển và phân bố lâm nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giả pháp phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 926
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 992
⬇ Lượt tải: 18